Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Lúa thu đông thiệt đơn thiệt kép

Suốt những ngày qua ảnh hưởng hoàn lưu bão số, mưa dầm kéo dài xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh ĐBSCL. Trong khi vụ lúa TĐ ở các tỉnh ven sông Hậu, sông Tiền bước vào đợt thu hoạch gặp bất lợi: Lúa ướt bị động khâu phơi sấy và tiêu thụ gian nan.
Gặt lúa gặp mưa
Mưa lớn kèm theo dông lốc, nông dân một số địa phương buồn rầu vì tình trạng lúa đổ ngã. Gặt máy không được, công cắt tăng giá chóng mặt. Đã vậy có hộ chạy lo gặt xong, lúa ướt sợ nảy mầm không dễ chen chân xếp hàng vào lò sấy. Hiện nay nông dân ở các xã đồng sâu thuộc huyện Thới Lai, Cờ Đỏ (Cần Thơ) bán lúa tươi rẻ bèo: Lúa IR50404 giá 3.300-3.900 đ/kg tùy theo lúa ướt gặt tay hay gặt máy; lúa hạt dài ráo nước gặt máy giá trên 4.000 đ/kg.
Anh Nguyễn Văn Tấn, ở xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ cho biết: Cả nhà có 4 miệng ăn đang trông chờ vào vụ lúa này. Trời xui gặp mưa dầm, lúa bị đổ ngã ngập chìm trong nước. Ngặt nghèo hơn trong luc này khó tìm thợ gặt lúa, phải nài nỉ trả giá cao thợ mới gặt”. Anh Tấn nhìn ruộng lúa xót xa, tính ra cầm chắc lỗ. Vì lúa ngã, công cắt 500.000 đ/công, nhân công bó và chở lúa từ ngoài đồng về nhà tốn thêm 170.000 đ/ngày, thuê máy suốt tốn 180.000-200.000 đ/công, thuê ghe chở lúa về nhà 140.000 đ/chuyến (ghe 5-15 tấn/chuyến), tiền sấy lúa mất thêm từ 150.000-160.000 đ/tấn. Trong khi đó giá lúa bán khoảng 4.000-4.020 đ/kg lúa khô, lúa ướt chỉ khoảng 3.800 đ/kg nhưng không phải thương lái nào cũng chịu mua. Chi phí nặng như vậy nên tính ra bị lỗ từ 800.000 đến 1 triệu đồng/công.
Thu hoạch lúa TĐ ở Đồng Tháp gặp mưa bão, chi phí tăng cao
Trong khi đó ở vùng đầu nguồn, lúa chín tới nông dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp chạy lo thu hoạch trước khi nước lên. Tội nghiệp cho một số hộ dân có lúa bị đổ rạp, mọc mộng (nảy mầm) ngay trên ruộng. Có nơi, trạm bơm điện chạy hết công suất nhưng mặt ruộng vẫn còn nước lấp xấp, máy gặt không thể vào gặt được. Công cắt lúa bằng tay vừa khó tìm, vừa đắt. Ông Lê Quốc Hậu làm 5 công lúa TĐ giống IR 50404 ở xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) than: Mấy ngày qua như ngồi trên lửa, vừa tìm thợ gặt vừa tìm mối bán lúa. Kể ra hết chi phí mùa này lên tới hơn 3 triệu đồng/công. Nhưng giá lúa rớt nặng nề, thương lái mua chưa tới 3.900 đ/kg (lúa tươi), tính ra với giá này từ huề vốn đến lỗ.
Lo chạy lũ
Hiện nay tại các huyện đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp, sau những ngày mưa lớn liên tục dòng nước trên sông Tiền cuồn cuộn đổ về. Mực nước sông báo động đang dâng lên càng làm nhiều nông dân lo âu. Ông Phan Thanh Xuân, Phó phòng NN-PTNT huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) cho biết, đến nay nông dân các xã Tân Hộ Cơ, Tân Thành A, Tân Phước, Tân Công Chí… đã thu hoạch gần 5.000 ha lúa TĐ. Hầu hết diện tích thu hoạch sớm đều trúng mùa, năng suất đạt tới 5,8 tấn/ha. Dù vậy bà con không vui do giá lúa đang giảm mạnh. Vụ lúa HT vừa rồi giá lúa thấp quá nên vụ này nông dân gần như bị thiệt kép. Ông Đoàn Trí Vững, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp, cho biết thêm: Đến nay toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 100.000 ha/133.000 ha lúa TĐ. Nhờ có hệ thống đê bao trên các khu vực làm lúa TĐ nên vẫn đảm bảo thu hoạch an toàn.
Lúa ướt vì ngập nước thương lái mua giá rẻ
Ở Cần Thơ do mưa lớn cộng với tác động triều cường dâng cao nên mực nước trong ruộng đầy, gây khó khăn cho việc thu hoạch lúa. Ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở NN-PTNT Cần Thơ cho rằng: Tiến độ thu hoạch lúa chậm vì thời tiết bất lợi. Hiện nay lúa TĐ ở các huyện vùng ven thu hoạch trên 45.000 ha trong tổng số 66.900 ha. Lúa trúng mùa, năng suất bình quân đạt khá, trên 5 tấn/ha, tương đương vụ TĐ năm 2012. Để khăc phục khó khăn, vừa qua Sở NN-PTNT phối hợp cùng các địa phương kiểm tra đê bao bảo vệ vùng lúa đang giai đoạn chín đề phòng nguy cơ bị lũ chụp, đồng thời khuyến cáo nông dân các biện pháp xử lý lúa không bị nảy mầm, đưa lúa đến các lò sấy lúa và tạm trữ chờ giá. 
Trong một diễn biến khác, nhiều thương lái thu mua lúa cho biết do nhận thấy thị trường chưa có sức tiêu thụ mạnh nên các DN mua chỉ tạm trữ chờ XK càng đặt ra điều kiện khó khăn, đòi hỏi lúa gạo phải có phẩm chất tốt. Còn lúa ướt, lúa lên mầm xay gạo bị gãy, hao hụt nên bị chê. Vì vậy, thương lái mua lúa phải chọn ruộng lúa không bị đổ ngã, thu hoạch được bằng máy gặt đập. Do đó lúa ướt gặt bằng tay càng rớt giá.
Chị Nguyễn Thị Lệ Hiền, một thương lái mua lúa ở huyện Thới Lai (Cần Thơ) nói: “Trong tuần qua, các loại lúa gạo giảm giá 200-400 đ/kg. Tại An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ, lúa tươi IR 50404 thương lái mua tại ruộng 3.800-3.900 đ/kg; lúa tươi hạt dài OM 6976, OM 2517, OM 5451…giá 4.200- 4.400 đ/kg.

mở đại lý gạo , vua gao , vựa gạo , vựa gạo bình tân , vựa gạo tân bình, vựa gạo tân phú , vựa gạo vũng tàu , vựa gạo đồng nai, vựa gạo bình phước, vựa gạo bình dương , gạo ngon , gạo sạch, gạo nguyên chất, phân phối sĩ lẻ , suất ăn công nghiệp , trường học , canteen , căn tin , gạo tp hcm , gạo hcm , nhà máy lau bóng gạo  

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Đối thủ gạo Campuchia đe dọa Việt Nam

Có khách hàng ở 34 nước Âu, Á, Phi; chất lượng gạo đồng nhất..., gạo Campuchia đang có nhiều ưu điểm hơn gạo Việt
Một số doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo Việt Nam cho rằng Campuchia sẽ còn lâu mới có thể cạnh tranh xuất khẩu lại vì những yếu kém về công nghệ chế biến, hạ tầng giao thông và cảng biển, số lượng gạo xuất khẩu ít…
Tuy nhiên, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết ngoài Myanmar, Campuchia đang nổi lên như là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.
Cạnh tranh toàn diện
Ông Nguyễn Thọ Trí, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), cảnh báo các DN xuất khẩu gạo Việt Nam chớ nên coi thường các nhà xuất khẩu gạo Campuchia. Nước này có các điều kiện về tự nhiên, nhân lực, vật lực để trở thành nước xuất khẩu gạo như Việt Nam. Với hơn 80% dân số làm nông nghiệp, Campuchia sản xuất 9,3 triệu tấn lúa, trừ đi lượng tiêu thụ nội địa thì có khoảng 3 triệu tấn gạo xay cho xuất khẩu. Để thúc đẩy phát triển sản xuất lúa gạo, chính phủ Campuchia bảo lãnh 50% rủi ro để các ngân hàng thương mại cho vay vốn sản xuất, chế biến và dự trữ gạo.
Nhận định thêm về đối thủ, ông Trương Thanh Phong (VFA) cho biết khách hàng mua gạo của Campuchia trong năm 2013 lên đến 34 nước, tỏa rộng cả ba khu vực châu Á, châu Phi và châu Âu. Riêng với thị trường châu Âu, Campuchia được miễn thuế xuất khẩu do được xếp vào nhóm các quốc gia kém phát triển. Điều kiện này đã tiết kiệm cho các DN xuất khẩu gạo Campuchia khoảng 195 USD mỗi tấn gạo. Cho nên không chỉ DN Việt Nam mà các nước xuất khẩu gạo khác cũng khó cạnh tranh lại Campuchia tại thị trường cao cấp này.
Và với lượng xuất khẩu gạo tăng lên, nước này đang nhắm đến thị trường Đông Nam Á. Những động thái gần đây cho thấy Campuchia sẽ tham gia mạnh mẽ hơn theo hình thức cung cấp gạo theo cấp chính phủ, cạnh tranh với các hợp đồng tập trung của Việt Nam.
Cụ thể, nước này đang chuẩn bị chiến lược xuất khẩu gạo nhắm đến các thị trường Trung Quốc, Philippines và Indonesia.Trung Quốc đã ký thỏa thuận với Campuchia cho phép DN Trung Quốc có một số điều kiện thuận lợi khi xuất khẩu gạo từ Campuchia. Campuchia cũng tiếp xúc với Philippines tìm giải pháp xuất khẩu một khối lượng gạo lớn sang đây với ít nhất 100.000 tấn gạo/năm. Indonesia cũng xúc tiến mua gạo khối lượng lớn của Campuchia. Chưa hết, hồi đầu tháng 7-2013, Campuchia ký hợp đồng xuất khẩu gạo với Brunei bán 3.000 tấn gạo thơm/năm.
“Điều đáng nói nữa là giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm của Campuchia có thời điểm đạt 480 USD/tấn, cao hơn 75 USD/tấn so với giá gạo cùng phẩm cấp của Việt Nam. Đó là nhờ chất lượng với tỉ lệ hạt gạo đồng nhất, loại nào ra loại đó, không phải như Việt Nam một bao gạo 5% tấm nhưng trộn đủ loại trong đó” -GS Võ Tòng Xuân nói thêm.
Cái còn thiếu là thương hiệu
Cũng theo ông Trí, điều cần nhất để tăng năng lực cạnh tranh đối với gạo Việt Nam xuất khẩu lúc này chính là thương hiệu. Muốn làm được điều đó phải có giống lúa quốc gia chất lượng, có thể lấy giống lúa đặc sản hoặc có tiếng ở địa phương như ST, Nàng Thơm Chợ Đào, Tài Nguyên… để phát triển lên; dẹp nạn gạo trộn ở khâu thương lái, tạo chất lượng gạo đồng nhất.
GS Võ Tòng Xuân cho biết thêm trước đây gạo “chảy” từ Campuchia về miền Tây để chế biến và xuất khẩu ra thế giới nhưng hiện đã đi theo chiều ngược lại. Mỗi vụ thu hoạch, hàng trăm ngàn tấn gạo “chảy” qua biên giới vào Campuchia. Không khéo Việt Nam lại thành nước cung cấp gạo nguyên liệu cho Campuchia và các nước đối tác đầu tư Trung Quốc, Ấn Độ chế biến xuất khẩu. Theo thông tin từ Vinafood 2 thì Cofco, hãng kinh doanh lớn về lương thực và dầu ăn của Trung Quốc, đang có ý định đầu tư vào lĩnh vực chế biến và xuất khẩu gạo Campuchia. Amira, tập đoàn xuất khẩu lúa gạo của Ấn Độ, cũng đầu tư 40 triệu USD vào khu vực nông nghiệp ở Campuchia với dự kiến mở nhà máy xay xát lúa gạo, thuê 25.000 ha đất nông nghiệp.
“Mới đây, tại hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp quốc tế có tiếng ở Thái Lan, không hề có bóng dáng gian hàng gạo Việt Nam. Trong khi Campuchia có tới 20 DN gạo tham gia giới thiệu sản phẩm, thương hiệu riêng. Tại sao Campuchia làm được mà Việt Nam không làm được? Vẫn là câu trả lời cũ vì thiếu liên kết. DN Việt phải đồng lòng, phải nắm thị trường, khối lượng xuất, chất lượng, truy nguyên xuất xứ ra sao… DN chuẩn bị đầy các đủ thông tin đó rồi khoanh vùng, đầu tư vùng nguyên liệu theo kỹ thuật nông nghiệp cao. Từ đó, nông dân mới sản xuất đúng theo yêu cầu cho DN thu mua, chế biến, đăng ký thương hiệu và xuất khẩu” - GS Xuân nhấn mạnh.
Nguy cơ thiếu trầm trọng nguồn nước
Việc Campuchia kêu gọi đầu tư mở rộng, phát triển diện tích lúa gạo; Lào và Myanmar cũng tích cực tăng sản lượng lúa đồng nghĩa với việc lượng nước sông Mê Kông được khai thác rất lớn cho tưới tiêu đồng ruộng. Hậu quả lớn nhất có thể là hạ nguồn Việt Nam đối mặt với mối nguy thiếu nước trầm trọng cho sản xuất lúa. Một hệ thống thủy lợi bền vững là rất cần thiết cho vựa lúa của cả nước lúc này.


mở đại lý gạo , vua gao , vựa gạo , vựa gạo bình tân , vựa gạo tân bình, vựa gạo tân phú , vựa gạo vũng tàu , vựa gạo đồng nai, vựa gạo bình phước, vựa gạo bình dương , gạo ngon , gạo sạch, gạo nguyên chất, phân phối sĩ lẻ , suất ăn công nghiệp , trường học , canteen , căn tin , gạo tp hcm , gạo hcm , nhà máy lau bóng gạo 

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Thị trường lúa gạo tăng nhiệt

Sau thời gian dài trầm lắng, những ngày gần đây thị trường lúa gạo ở ĐBSCL bắt đầu nóng trở lại, giao dịch mua bán sôi động hẳn lên, giá tăng đến 400-500 đ/kg chỉ trong thời gian ngắn. Nhiều nông dân tỏ ra tiếc vì đã bán lúa tươi ngay khi thu hoạch vào thời điểm giá thấp.
Nông dân hết lúa

Theo các chuyên gia, giá lúa gạo thời gian gần đây tăng mạnh trở lại là do thị trường XK đang ấm dần lên, giá xuất được điều chỉnh tăng. Tác dụng từ chương trình thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ HT 2013 ở ĐBSCL cũng góp phần làm giá tăng lên. Tuy nhiên, giá tăng vào thời điểm này phần lớn nông dân không được hưởng lợi vì đã bán hết lúa ngay thời điểm thu hoạch trước đó.
Ông Trần Khiêm Nhượng, ở ấp Tân An, xã Tân An, Tân Hiệp, Kiên Giang nói với giọng tiếc rẻ: “Đến bây giờ giá mới tăng, nông dân ở đây có ai còn lúa để bán nữa đâu mà mừng. Tụi tui thu hoạch cách đây cả tháng rồi, đều bán lúa tươi hết. Do đang thời điểm thu hoạch rộ lại gặp thời tiết mưa dầm nên lúa bị lên mộng, bán giá rẻ bèo chỉ 3.000 đ/kg mà thương lái không muốn mua”.
Do gia đình ít đất nên vụ HT này ông Nhượng đã bỏ ra gần 30 triệu đồng để thuê đất canh tác (1,3 triệu đ/công). Nhưng khi thu hoạch gặp mưa bão, lúa bị đổ ngã nhiều làm chi phí tăng lên, lúa bán giá thấp khiến mỗi công bị thua lỗ gần 1 triệu đồng.
Giá lúa gạo tăng, doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua nhưng nông dân
không còn lúa để bán
Tương tự, ông Lê Thanh Chọn, ở ấp Thanh Nhung, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, thu hoạch 8 công lúa HT cách đây gần một tháng, bán tại ruộng chỉ được 3.500 đ/kg, sau khi trừ hết chi phí còn lỗ hơn 5 triệu đồng. Bây giờ thấy giá lúa tăng mạnh ông Chọn mới tiếc rẻ, giá như lúc đó chịu khó mang đi sấy trữ lại thì giờ bán đã có lời.
Không ít nông dân thấy giá lúa thấp quá muốn giữ lại nhưng khổ nỗi không có lò sấy đành chịu. Ông Trần Văn Thống ở xã Vĩnh Khánh, Châu Thành, Đồng Tháp nói giọng buồn buồn: “Nông dân thấy lúa rẻ đâu ai muốn bán, lúc nào cũng muốn giữ lại chờ giá cao rồi bán. Nhưng khổ nỗi muốn giữ cũng không được, khi vào vụ kiếm lò sấy cũng không dễ, hơn nữa nhiều khoản chi đầu tư đến cuối vụ phải trả nên đắt rẻ gì cũng phải bán. Giờ thấy giá lúa tăng cao mới thấy tiếc”.
Ông Phan Kim Sa, Phó GĐ Sở Công thương Đồng Tháp cho biết, tính đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch được trên 190.000/198.000 ha lúa HT. Ở đợt tạm trữ này tỉnh được VFA phân giao mua 180.000 tấn quy gạo. Tính đến ngày 22/7, các DN đã thu mua được trên 100.000 tấn quy gạo, đạt 54,4% kế hoạch đề ra. Hiện các DN đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thu mua tạm trữ nên giá lúa có tăng lên.
Bà Nguyễn Thị Kiều, Phó GĐ Sở NN-PTNT Cần Thơ cho biết, đến nay nông dân Cần Thơ đã cơ bản thu hoạch dứt điểm diện tích lúa HT và đang tập trung xuống giống lúa TĐ. Những ngày qua giá lúa trên địa bàn đã tăng thêm 500-600 đ/kg so với đầu vụ. Tuy nhiên, do tập quán bán lúa tươi nên phần lớn nông dân đã bán hết lúa với giá thấp ngay sau khi thu hoạch.
Theo bà Kiều, với tình hình này giá gạo sẽ còn tăng tiếp trong thời tới, vì hiện các DN có nhiều hợp đồng trong tay chờ XK.
Tín hiệu vui
Trái với không khí ảm đạm vào thời điểm thu hoạch rộ, nhiều nông dân đang thu hoạch lúa HT cuối vụ đã cảm thấy vui vì bán lúa đã có lãi.
Ông Mai Hữu Phước, ở xã Tân Tuyến, Tri Tôn, An Giang, vừa thu hoạch 1,2 ha lúa HT vui vẻ cho biết: “Khu vực này nhờ thu hoạch muộn hơn những nơi khác nên may mắn đúng vào thời điểm lúa đang tăng giá. Vụ này năng suất đạt 6 tấn/ha, lúa vừa thu hoạch xong ngoài đồng là sang tay cho thương lái liền với giá 4.500 đ/kg. Với giá này nông dân đã có lời, chứ cứ như hồi cuối tháng 6 đầu tháng 7, nông dân bán lúa chỉ huề vốn, thậm chí còn bị lỗ nếu phải mướn đất”.
Giá lúa gạo tăng mạnh trở lại là tín hiệu vui cho nông dân
Ông Lưu Văn Phương, thương lái chuyên thu mua lúa ở xã Bình Chánh, Châu Phú, An Giang cho biết, hiện lúa IR 50404 tươi thu hoạch bằng máy gặt giá dao động khoảng 4.300-4.500 đ/kg; lúa hạt dài các loại như OM 6976, OM 5451, OM 4218 giá 4.700-4.800 đ/kg, tăng khoảng 400-500 đ/kg.
Giá lúa tăng đã đẩy giá gạo nguyên liệu tăng theo, nếu như đầu tuần gạo nguyên liệu giống IR 50404 (chế biến gạo 25% tấm) được các DN ở Đồng Tháp, Cần Thơ và An Giang mua vào chỉ 6.200-6.300 đ/kg, thì hiện tăng lên 6.500-6.600 đ/kg; gạo nguyên liệu của các giống lúa hạt dài cũng tăng khoảng 500 đ/kg, lên mức 7.100 -7.200 đ/kg.
Chủ DNTN Cỏ May Phạm Văn Bên, ở KCN Sa Đéc, TX Sa Đéc, Đồng Tháp cho biết, thị trường lúa gạo thời gian gần đây khởi sắc trở lại do tình hình XK khả quan hơn. Hiện nay, mỗi ngày DN Cỏ May đang thu mua 200 tấn gạo nguyên liệu. Sản lượng gạo DN mua vào đều có đầu ra ổn định do bán cả thị trường nội địa lẫn XK. Riêng đối với lúa thơm Jasmine 85, thị trường XK đang rất tốt nhưng cần cân nhắc trong ký kết hợp đồng với đối tác vì lượng lúa thơm trong dân còn rất ít.
Do gieo sạ trễ nên diện tích lúa HT của Kiên Giang chưa thu hoạch hiện còn khá lớn, tập trung chủ yếu ở các huyện vùng U Minh Thượng và vùng ven biển Hòn Đất, Kiên Lương.
Ông Đào Xuân Nha, Trưởng phòng NN-PTNT Hòn Đất, Kiên Giang cho biết, đến thời điểm này toàn huyện mới thu hoạch được 15.000/77.000 ha lúa HT, diện tích còn lại sẽ thu hoạch rộ vào khoảng đầu tháng 8. Hiện nay, lúa đang tăng giá nên bà con phấn khởi. Lúa tươi giống IR 50404 giá 4.400-4.600 đ/kg, lúa hạt dài 4.800-5.000 đ/kg, tăng khoảng 4.00 đ/kg so với đầu tháng. Với mức giá này nông dân trồng lúa đã có lãi khoảng 10 triệu đồng/ha.


Ông Trần Quang Củi, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết, một số huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng đã thu hoạch dứt điểm lúa HT, gieo sạ lại lúa TĐ cho kịp thời vụ. Tuy nhiên, diện tích lúa đã thu hoạch của tỉnh mới chiếm 30% trong tổng số 300.000 ha lúa HT đã gieo sạ. Một số huyện đang trong thời kỳ thu hoạch lúa như Châu Thành, Giang Thành, Hòn Đất…

Những ngày gần đây giá lúa bất ngờ tăng trở lại là tín hiệu vui cho những hộ nông dân đang và chuẩn bị thu hoạch.

==> Giá gạo lại tăng nữa rồi các Bác ơi,,, mua nhanh thôi

mở đại lý gạo , vua gao , vựa gạo , vựa gạo bình tân , vựa gạo tân bình, vựa gạo tân phú , vựa gạo vũng tàu , vựa gạo đồng nai, vựa gạo bình phước, vựa gạo bình dương , gạo ngon , gạo sạch, gạo nguyên chất, phân phối sĩ lẻ , suất ăn công nghiệp , trường học , canteen , căn tin , gạo tp hcm , gạo hcm , nhà máy lau bóng gạo 

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Người trồng lúa gặp khó

Thời tiết mưa bão liên tục kéo dài những ngày qua đã làm cho nhiều diện tích lúa HT trong giai đoạn trổ, chín bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây tổn thất và làm chi phí thu hoạch tăng cao. Ngoài ra, một số diện tích lúa TĐ mới gieo sạ cũng bị ảnh hưởng.
Công thu hoạch tăng cao

Trời mưa và dông lốc đã làm hàng ngàn ha lúa HT gần đến thời kỳ thu hoạch bị đổ rạp, ngập chìm trong nước. Ruộng ướt, máy gặt đập liên hợp (GĐLH) không thể hoạt động được buộc nông dân phải tìm thợ cắt tay. Nhưng do thợ cắt rất hiếm nên giá tăng vùn vụt.
Ông Nguyễn Văn Thời, nông dân thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, Hậu Giang buồn rầu: “Ruộng lúa của gia đình tui đã quá ngày thu hoạch nhưng do trời mưa, máy cắt không vào được nên phải nằm chờ.
Từ lúa đứng, chỉ sau vài trận mưa đã đổ rạp hết, chủ máy GĐLH kỳ kèo không chịu cắt vì ruộng bị ngập nước. Bây giờ mà chuyển sang cắt tay chi phí sẽ tăng cao nhưng cũng khó mà kiếm ra thợ.
Ngoài ra, cắt tay phải qua nhiều công đoạn nên lúa thất thoát nhiều, chất lượng giảm… đồng nghĩa giá bán giảm theo. Vụ này nông dân thất thu rồi, mong huề vốn được là mừng”.
Theo ông Thời, giá công thu hoạch lúa bằng tay hiện nay lên đến 400.000 - 500.000 đ/công, tăng khoảng 100.000 đồng so với mấy ngày trước. Đây mới là công cắt, còn phải tốn thêm tiền kéo lúa bó về nhà, máy suốt mỗi công mất thêm 600.000 - 700.000 đồng nữa, tính ra chi phí tăng gấp mấy lần so với cắt máy.
Lúa HT ở Hậu Giang bị mưa bão gây đổ ngã buộc phải thu hoạch bằng tay
Tuy giá công cắt tăng, nhưng nông dân cũng buộc lòng phải mướn, vì để lâu lúa sẽ lên mộng, tổn thất càng nhiều.
Không chỉ những nông dân lúa còn nằm đồng mất ăn mất ngủ mà ngay cả những hộ đã suốt xong cũng gặp khó khăn do bế tắc đầu ra. Bán lúa tươi thì bị thương lái chê do lúa đổ ngã, ẩm ướt, lúa lên mộng nhiều nên chất lượng giảm. Nhưng muốn mang đi sấy để trữ lại cũng khó vì hầu hết lò sấy đã quá tải.
Ông Nguyễn Văn Thiện ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy lo lắng: “Gia đình tui vừa thu hoạch xong 1 ha lúa, chạy hỏi nhiều lò sấy nhưng chỗ nào cũng lắc đầu vì lúa còn tồn đọng. Chở về nhà thì không có sân để phơi trong điều kiện mưa dầm như thế này, còn bán lúa tươi thì không ai mua do lúa sập, cắt tay”.
Theo nhiều nông dân ở đây cho biết, hiện thương lái chỉ tìm mua lúa tươi cắt bằng máy, tức lúa bị đổ ngã ít. Còn cắt bằng tay khi sấy khô màu lúa thâm đen rất khó bán.
Ông Lê Văn Niên, chủ lò sấy lúa ở ấp 10, xã Vị Trung cho biết: “Rất nhiều nông dân mang lúa đến lò sấy xong phải mướn ghe chở về vì không bán được. Từ đầu vụ đến nay thương lái tìm đến mua lúa khô rất ít nên người dân gặp khó trong việc tiêu thụ. Ngoài ra, giá lúa thấp quá nên bà con cũng muốn neo lại để chờ giá lên”.
Lúa ngập trong nước
Sau khi thu hoạch lúa HT, nhiều nông dân đã tranh thủ làm đất gieo sạ lại lúa TĐ để tránh lũ cuối vụ. Tuy nhiên, lúa mới gieo sạ được từ 5 - 15 ngày tuổi đã gặp những cơn mưa lớn kéo dài nên bị nhấn chìm, không ít diện tích bị mất trắng đành phải gieo sạ lại.
Ông Đặng Văn Tuấn, xã Vị Đông, Vị Thủy tâm sự: “Mấy ngày đầu trời mưa ít còn có thể bơm rút nước ra được. Chứ mưa lớn kéo dài nước dâng ngập tràn cả bờ mẫu, muốn bơm lại phải tốn thêm chi phí be bờ”.
Trong số 3,6 ha lúa thu đông của ông Tuấn thì có đến hơn phân nửa mới gieo sạ được khoảng 15 ngày nhưng đã có hơn 10 ngày bị ngập chìm trong nước. Và diện tích này luôn bị ngập mất đọt sau những trận mưa. Chi phí cho tiền mua dầu bơm nước của gia đình ông Tuấn những ngày qua hơn 2 triệu đồng.


Ông Lê Văn Đời, PGĐ Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, những ngày qua, trời hết mưa dầm lại tới bão đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình SX nông nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh.

Nhiều diện tích lúa HT đang trong giai đoạn thu hoạch bị đổ ngã dẫn đến chi phí tăng cao, trong khi giá thu mua ở mức thấp so với giá định hướng thu mua của Bộ Tài chính làm cho nhiều nông dân gặp khó.

Còn về lúa TĐ, ngành cũng đang chỉ đạo các địa phương tập trung điều tra, thống kê lại những diện tích bị ảnh hưởng do mưa bão để tổng hợp và trình lên UBND tỉnh xem xét có hướng hỗ trợ cho nông dân vượt qua khó khăn, an tâm SX…

đại lý gạo , vua gao , vựa gạo , gạo ngon , gạo sạch, gạo nguyên chất, phân phối sĩ lẻ , suất ăn công nghiệp , trường học , canteen , căn tin , gạo bình tân , gạo tân bình, gạo tân phú , gao binh tan , gạo tp hcm , gạo hcm , nhà máy lau bóng gạo

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Bi kịch gạo không thương hiệu

Bi kịch gạo không thương hiệu Ở Mỹ, người tiêu dùng không thể tìm được gạo thương hiệu Việt Nam để mua trong khi gạo khaodakmali, basmati là hai thương hiệu nổi tiếng của Thái Lan và Ấn Độ lại bày bán nhan nhản. 

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức thấp nhất thế giới, tồn kho cao, các nhà kinh doanh đang đặt vấn đề lấy gạo làm thức ăn chăn nuôi. Người tiêu dùng tại Mỹ lại nêu thắc mắc không tìm được gạo Việt Nam ở Mỹ để mua. Bi kịch đang xảy ra với hạt gạo của Việt Nam – một cường quốc gạo. Ông Trương Thanh Phong, tổng giám đốc tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) thừa nhận, 

Việt Nam có bề dày tham gia thị trường gạo thế giới hơn 20 năm, từng có rất nhiều nghiên cứu, đề án, thậm chí cả chiến lược cấp quốc gia về xây dựng thương hiệu gạo Việt, nhưng đến nay, câu chuyện thương hiệu gạo vẫn chưa làm được. Không đầu tư hay không làm được? Ông Phong cho rằng có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng kể nhất là việc các nhà khoa học Việt Nam không thể lai tạo giống có chất lượng, mang nét đặc trưng riêng của Việt Nam. Lấy dẫn chứng từ các nước cạnh tranh xuất khẩu trực tiếp, ông Phong cho hay: “Hiện nay Thái Lan có khaodakmali, Ấn Độ có basmati, còn Việt Nam thì có gì trong tay? Mấy loại giống dòng OM 4900, hay ST (Sóc Trăng) sản xuất vài vụ là thoái hoá, hơn nữa diện tích cũng khá khiêm tốn nên không thể lấy để xây dựng thương hiệu được”. Từ đầu năm đến nay, trong khi thị trường gạo trầm lắng, thì ngược lại, chỉ với hai loại gạo mang thương hiệu đặc trưng nói trên, Thái Lan, Ấn Độ vẫn xuất khẩu khá mạnh với giá lên đến 700 – 1.000 USD/tấn, cao hơn gấp đôi so với loại gạo trắng hạt dài vốn chiếm 80 – 90% sản lượng của Việt Nam. GS.TS Bùi Chí Bửu, viện trưởng viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, cơ quan chịu trách nhiệm hàng đầu tạo ra giống lúa chất lượng, cho rằng gốc rễ vấn đề nằm ở chỗ chúng ta đầu tư quá ít cho công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp. Theo ông Bửu, trung bình mỗi năm, kinh phí chung toàn ngành có khoảng 600 tỉ đồng, trong đó 300 tỉ dành cho quỹ lương, còn lại 300 tỉ chia đều các nhóm nông, lâm, thuỷ sản và chăn nuôi. Riêng cây lúa được tròn... 10 tỉ đồng! So với một số nước trong khu vực, nguồn kinh phí như vậy chẳng bỏ bèn gì. Chẳng hạn như Thái Lan mỗi năm họ dành ra 11 triệu USD, Đài Loan 120 triệu USD, chương trình lúa lai của Trung Quốc cũng ngốn hết 50 triệu USD hay một nước nghèo như Philippines cũng chi 7 triệu USD cho nghiên cứu lai tạo giống lúa. “Ở Việt Nam, 1ha đất nông nghiệp được đầu tư 6 USD cho nghiên cứu khoa học thì Hàn Quốc gấp 100 lần, Thái Lan gấp mười lần, Philippines là bảy lần…”, ông Bửu dẫn chứng thêm. 

Trong khi đó, ông Trương Thanh Phong khẳng định đã rất nhiều lần đặt hàng nhà khoa học, các viện, trường… lai tạo giống lúa có thể làm thương hiệu gạo quốc gia, nhưng không nơi nào làm được. “Chúng ta cũng có nhiều giống chất lượng tốt, nhưng lại không bảo tồn được nguồn gen gốc nên thành ra cứ sản xuất vài ba vụ là bị thoái hoá”, ông Phong nói. Thay đổi cách làm: bắt đầu từ quy hoạch... Trong một văn bản vừa mới phát đi gửi các bộ ngành, Chính phủ, hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã đề cập đến việc cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch sản xuất lúa theo hướng giảm bớt diện tích. 

Ông Trương Thanh Phong, chủ tịch VFA cho biết, vài năm trở lại đây sản xuất lương thực thế giới đã có thay đổi khá mạnh, đó là việc người dùng ngày càng đòi hỏi gạo chất lượng cao và xuất khẩu gạo của Việt Nam bị cạnh tranh quyết liệt do nguồn cung cấp dư thừa. Do đó, VFA đề nghị bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu, quy hoạch phát triển mùa vụ cho hợp lý để tránh rủi ro cho nông dân khi lúa gạo trên thế giới đang có chiều hướng dư thừa, giá thấp, nhất là vụ hè thu, thu đông có thể giảm diện tích lúa, tăng cây màu như bắp, đậu nành làm nguyên liệu thức ăn gia súc. Ngoài ra cũng nên quy hoạch vùng lúa thơm phù hợp với thị trường, nguồn giống và khu vực canh tác… Ông Phong cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải thay đổi chiến lược sản xuất, kinh doanh lúa gạo. Ông nói: “Chúng ta không nên chạy theo số lượng nữa, không nên xuất 7 – 8 triệu tấn mỗi năm nữa mà cần chú trọng đến chất lượng nhằm nâng giá trị hạt gạo lên”

Giải pháp nâng chất lượng hạt gạo được ông Phong trình bày là trước tiên các nhà khoa học phải lai tạo ra bộ giống lúa mang đặc trưng riêng của Việt Nam. Sau đó tổ chức lại sản xuất bằng cách quy hoạch vùng nguyên liệu, sản xuất một vài loại giống có kiểm soát chứ không thể làm hàng chục loại như hiện nay. “Doanh nghiệp xuất khẩu đã đầu tư được máy sấy, nhà máy xay xát, lau bóng, đóng bao, kho chứa. Xem như khâu sau thu hoạch đã tạm ổn, bây giờ chỉ việc liên kết, đặt hàng nông dân trồng nữa là được”, ông Phong nói. 

Ông Huỳnh Văn Thòn, tổng giám đốc công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) cũng nói hình thức sản xuất lúa theo cánh đồng mẫu lớn mà AGPPS đang áp dụng đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu thị trường gạo thế giới. Những yêu cầu đó là hạt gạo sản xuất ra phải có nguồn gốc, địa chỉ, thương hiệu rõ ràng, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. “Doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào vùng nguyên liệu nhằm thay đổi hẳn suy nghĩ phải xuất khẩu từ hạt lúa chứ không phải từ hạt gạo”, ông Thòn nói. GS.TS Bùi Chí Bửu cũng cho rằng, muốn chiếm lĩnh thị trường thì phẩm chất gạo Việt Nam phải “trước sau như một”, nghĩa là thuần một loại chứ không pha trộn. Để làm được điều này, GS Bửu nói nhà xuất khẩu phải tham gia xây dựng vùng nguyên liệu mới có thể kiểm soát chất lượng và lo đời sống cho nông dân

==> Nên đặt tên gì hay cho gạo mình đây ta :-???

đại lý gạo , vua gao , vựa gạo , gạo ngon , gạo sạch, gạo nguyên chất, phân phối sĩ lẻ , suất ăn công nghiệp , trường học , canteen , căn tin , gạo bình tân , gạo tân bình, gạo tân phú , gao binh tan , gạo tp hcm , gạo hcm , nhà máy lau bóng gạo

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

3 Bài Học Then Chốt Để Thành Công - Jim Rohn

Jim Rohn được mệnh danh là huyền thoại đào tạo về con người. Những diễn giả nổi tiếng nhất thế giới bây giờ như Anthony Robbins, T.Harv. Eker, Brian Tracy, Jackconfield , Les Brown... đều là học trò của Jim Rohn

 

vua gao, vựa gạo, đại lý gạo, gạo ngon, gạo sạch, gạo nguyên chất, phân phối sĩ lẻ, suất ăn công nghiệp, trường học, canteen, căn tin, gạo bình tân, gạo tân bình, gạo tân phú, gao binh tan, gạo tp hcm, gạo hcm, nhà máy lau bóng gạo

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Nguy cơ "xé rào" lúa IR 50404

Trước thực tế lúa thơm, lúa chất lượng cao khó tiêu thụ của vụ lúa ĐX 2012-2013 vừa qua, nhiều bà con trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang có xu thế quay trở lại trồng giống lúa IR 50404 trong vụ HT này.


Vụ lúa HT 2013, Hậu Giang có kế hoạch gieo sạ khoảng 76.000 ha, đến thời điểm này đã xuống giống được hơn 30.000 ha, trong đó giống IR 50404 chiếm diện tích khá cao (hơn 40%).

Ngay từ đầu vụ, ngành nông nghiệp địa phương đã khuyến cáo nông dân hạn chế tối đa việc sử dụng giống lúa IR 50404 phẩm cấp gạo thấp, thay thế bằng các giống lúa mới cấp xác nhận, có khả năng kháng sâu bệnh, chịu hạn và mặn như OM4218, OM6976, OM4377, OM5451…

Tuy vậy, với giá cả và thị trường như hiện nay, các khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh rất khó trở thành hiện thực. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, nông dân tiếp tục sử dụng giống lúa IR 50404 SX đại trà trong vụ HT, khả năng tái diễn cảnh tồn đọng lúa là rất lớn.

Trao đổi với những nông dân trồng lúa hạt dài mới thấy có nhiều điểm nghịch lý. Đó là, hiện nhiều thương lái mua lúa hạt dài, chất lượng cao, đạt chuẩn xuất khẩu đang được khuyến khích gieo sạ với giá cào bằng hoặc chỉ cao hơn lúa IR 50404 từ 100 - 200 đồng/kg.
 

Nguy cơ diện tích lúa IR 50404 tăng cao trong vụ lúa HT 2013

Với giá như vậy, nhiều người dân cho rằng, trồng lúa phẩm cấp thấp sướng hơn lúa chất lượng cao. Vì trồng giống IR 50404 không tốn nhiều công chăm sóc, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh. Lúa IR 50404 tuy giá thấp hơn lúa chất lượng cao nhưng bù lại năng suất lại cao hơn từ 150 - 200 kg/công, từ đó lợi nhuận thu được cũng cao hơn và điều quan trọng là dễ tiêu thụ.

Ông Nguyễn Văn Thâu, nông dân ở ấp 13, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy cho biết: “Chi phí SX lúa hạt dài cao hơn so với lúa IR 50404, nhưng mua kiểu này chẳng khác nào khuyến khích nông dân quay lại trồng giống lúa IR 50404”.

Theo tính toán của nhiều nông dân, nếu trồng lúa IR 50404 thì nhẹ chi phí, năng suất khá cao, khoảng 6 - 7 tấn/ha; cá biệt có một số hộ đạt 9 - 10 tấn/ha, trừ chi phí còn lợi nhuận 1 - 1,2 triệu đồng/công, vụ HT thì lời 300.000 - 500.000 đồng/công.

Ngoài ra, đây còn là loại giống có thời gian sinh trưởng ngắn (từ 85 - 90 ngày), thích nghi rộng với nhiều vùng đất, phù hợp bố trí trồng 3 vụ lúa trong năm. Từ những lợi thế trên khiến nhiều bà con lựa chọn giống IR 50404 để canh tác.

Thời gian qua, tuy ngành nông nghiệp tỉnh đã quyết liệt trong việc khuyến cáo nông dân giảm tỷ lệ SX giống lúa IR 50404, song chuyện cào bằng giá mua lúa này với các giống khác đang tạo nên hiệu ứng ngược.

Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hậu Giang Trần Ngọc Thể cho rằng, việc giá lúa IR 50404 không chênh lệch mấy so với một số giống lúa dài khác không biết được kéo dài bao lâu, nhưng chắc chắn một điều là sau này có đưa ra cảnh báo hạn chế trồng lúa IR 50404 thì người dân sẽ không nghe.

Trung tâm KN-KN Hậu Giang khuyến cáo nông dân không nên chạy theo giống lúa IR 50404 vì chất lượng gạo rất thấp, nhất là trong vụ HT, thời tiết không thuận lợi.
Đã có thời gian giống lúa này được nông dân trồng quá nhiều, không tiêu thụ được, thương lái đi mua lúa treo biển “lúa IR 50404 xin đừng gọi” để khỏi mất công dừng lại. Chắc hẳn bài học này nhiều nông dân vẫn chưa quên.

Hiện ngay cả bà con SX CĐML của tỉnh cũng bắt đầu quay lại với giống lúa IR 50404 sau một vụ mùa lúa thơm không mấy khả quan. Vụ lúa ĐX vừa qua, gia đình ông Trần Văn Hùng Em ở ấp 5, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy có 6 công đất nằm trong mô hình CĐML.

Ông cùng nhiều bà con nơi đây được ngành nông nghiệp khuyến cáo sạ một số loại giống lúa thơm chất lượng để hợp đồng bán cho các Cty kinh doanh lương thực nhằm đảm bảo thị trường đầu ra và giá cả ổn định.

Tuy nhiên, niềm hy vọng ấy không đến mà đổi lại là việc tiêu thụ khó khăn, lợi nhuận thấp. Ông Hùng Em chia sẻ: “Vụ ĐX mọi năm, tôi làm giống lúa IR 50404 năng suất đạt khoảng 1,2 tấn/công, riêng năm nay vào CĐML được khuyến cáo nên chuyển sang giống OM4900, năng suất chưa đến 1 tấn/công, giá bán chỉ bằng với giống lúa thường, nhưng phải năn nỉ thương lái mới mua. Do vậy, vụ HT này có rất nhiều bà con ở khu vực này quay lại trồng giống lúa IR 50404”.

==> Vậy là giá lúa khác lại lên nữa... 

đại lý gạo , vua gao , vựa gạo , gạo ngon , gạo sạch, gạo nguyên chất, phân phối sĩ lẻ , suất ăn công nghiệp , trường học , canteen , căn tin , gạo bình tân , gạo tân bình, gạo tân phú , gao binh tan , gạo tp hcm , gạo hcm , nhà máy lau bóng gạo

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Xuất khẩu gạo khó từ nội tại

Xuất khẩu gạo khó từ nội tại Lượng gạo XK lớn nhưng giá gạo XK của Việt Nam lại thấp hơn nhiều so với các nước. Việc giảm giá không làm cho gạo Việt Nam có sức cạnh tranh mà chỉ khiến cho các DN rơi vào tình trạng khó khăn hơn. Rớt giá Số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, trong quý I-2013, Việt Nam đã XK được 1,451 triệu tấn gạo, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, trị giá 641 triệu USD. Tuy nhiên, giá gạo lại giảm mạnh, giá bình quân giảm 44,5 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2012. Đặc biệt, loại 5% tấm thấp hơn giá gạo Ấn Độ và Pakistan từ 40 - 50 USD/tấn, chỉ khoảng 395 USD/tấn. Nguyên nhân giá XK thời gian qua thấp là do nhiều thị trường chưa có nhu cầu NK, còn các thị trường XK chính lại bị ép giá. Cụ thể, với thị trường Trung Quốc, có đặc điểm không mua gạo để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước theo dạng hợp đồng tập trung của Chính phủ mà chủ yếu do thương nhân thu mua phân phối lại để hưởng chênh lệch nên giá thấp. Do vậy, mặc dù thương nhân Trung Quốc chào giá thấp nhưng DN Việt Nam vẫn phải chấp nhận bán vào thị trường này vì các thị trường khác không có nhu cầu. Bằng chứng là, trong gần 1,5 triệu tấn gạo XK thời gian qua, có đến 1/3 lượng gạo được xuất sang Trung Quốc với giá thấp. Đối với thị trường châu Phi, giá XK thấp, theo lý giải của VFA, là do chênh lệch về tỷ giá giữa đồng Euro và USD. Do đồng USD có xu hướng giảm so với Euro nên DN Việt Nam muốn bán vào thị trường châu Phi cũng phải giảm giá vì khu vực này liên kết chặt chẽ với khu vực đồng Euro. Hơn nữa, nhiều nước đang có xu hướng chuyển sang mua gạo của Ấn Độ, Pakistan. Họ lại có lợi thế về cước phí vận chuyển nên gạo Việt Nam dù đưa ra giá ngang bằng cũng không thể cạnh tranh được để xuất sang châu Phi. 

Trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà XK gạo lớn Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và tránh bị thị trường quay lưng, nhiều DN buộc phải bán giá thấp để đẩy mạnh XK. Điều này đồng nghĩa với việc DN bị khách hàng ép giá, đã có hiện tượng cạnh tranh phá giá. Những yếu tố này đã tác động thêm vào sự sụt giảm giá gạo XK của Việt Nam trong thời gian qua. Hiện VFA phải bỏ giá sàn gạo thường để DN hạ giá bán, kịp thời giải phóng nguồn cung trong nước. Cái giá của sự phụ thuộc Nguyên nhân của việc giá XK giảm thấp trong thời gian qua đã được VFA lý giải. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, nguyên nhân trên chưa thỏa đáng bởi có một nguyên nhân gốc rễ dẫn tới tình trạng này. Đó là, XK gạo lâu nay quá phụ thuộc vào một thị trường, đặc biệt là phụ thuộc vào lượng hợp đồng tập trung. Mọi năm, hợp đồng tập trung thường chiếm tới 60-70% lượng hợp đồng đã ký. Những hợp đồng này chủ yếu nhờ vào quan hệ ngoại giao cấp Chính phủ, còn DN không phải tốn mấy công sức để kéo hợp đồng về. Nhưng năm nay, diễn biến đã khác, chúng ta thiếu lượng hợp đồng tập trung, các DN chủ yếu XK gạo dưới dạng thương mại. Chính vì vậy, DN Việt Nam đã dần mất đi “phản xạ” cần có khi tham gia vào nền kinh tế thị trường. Đó là mất khả năng đàm phán, thiếu trình độ giao tiếp quốc tế, không phải lăn lộn đi tìm kiếm khách hàng… Với những đơn hàng thương mại, không có giá cả ổn định các DN XK gạo dường như đang mất phương hướng, có thể bán với bất kỳ giá nào để giảm áp lực tồn kho, trả lãi suất ngân hàng. 

Khi nhiều DN ký hợp đồng với giá thấp sẽ tạo ra mặt bằng giá chung, các nhà NK lớn nhìn vào đó để mặc cả khi đàm phán. Lúc này, DN muốn tăng giá bán cũng sẽ rất khó. Sự bị động, phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước đã khiến cho các DN XK gạo “lâm nguy”. Đã đến lúc DN Việt Nam cần nhìn nhận lại phương thức hoạt động. DN cần phải lấy lại sự chủ động trong việc tìm thị trường, phải sang tận nước NK chào bán, ký kết hợp đồng. Ông Võ Tòng Xuân, chuyên gia lúa gạo khuyến cáo, DN không nên ngồi ở nhà chờ khách hàng sang hỏi mua, thương lái nước ngoài sang tung hoành mà phải “mục sở thị” thị trường NK để chào bán. Ví dụ như thị trường châu Phi, DN cần đem hàng sang đó chào bán chứ không nên thông qua nước trung gian. Hơn thế, trong lúc khó khăn như hiện nay, việc làm ăn nghiêm túc tránh trộn gạo thường với gạo thơm để bán giá gạo thơm gây ảnh hưởng đến uy tín chung DN cũng cần tránh. (Theo Báo Hải Quan) 
đại lý gạo , vua gao , vựa gạo , gạo ngon , gạo sạch, gạo nguyên chất, phân phối sĩ lẻ , suất ăn công nghiệp , trường học , canteen , căn tin , gạo bình tân , gạo tân bình, gạo tân phú , gao binh tan , gạo tp hcm , gạo hcm , nhà máy lau bóng gạo

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Áp lực giảm giá gạo ngày càng lớn

Áp lực giảm giá gạo ngày càng lớn Giá gạo tại thị trường châu Á đã giảm trong tuần qua và được dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm sau khi Việt Nam bỏ giá sàn xuất khẩu đối với gạo 5% tấm. Bên cạnh đó, hãng tin Reuters cho biết, đồng Baht giảm giá cũng cho phép các công ty xuất khẩu gạo của Thái Lan chào giá thấp hơn. Tuần qua, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giảm về mức 398-400 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, từ mức 405-410 USD/tấn vào tuần trước đó. 

Giá gạo giảm nhưng khách mua vẫn vắng. Giá gạo 25% tấm của Việt Nam cũng giảm còn 375 USD/tấn vào giữa tuần, từ mức 380 USD/tấn cách đó 1 tuần. “Thị trường trầm lắng và giá gạo có thể giảm thêm”, một thương nhân ở Tp.HCM nói. Các thương nhân khác cũng đồng tình với quan điểm này, cho rằng không còn nhân tố hỗ trợ nào đối với giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sau khi Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) xóa bỏ mức giá sàn xuất khẩu đối với gạo 5% tấm hôm 21/3. Giá sàn đối với gạo 5% tấm được thiết lập ở mức 410 USD/tấn từ ngày 6/2. Tại Indonesia, quốc gia từng là nước nhập khẩu gạo lớn trong khu vực Đông Nam Á, một quan chức thuộc Bộ nông nghiệp nước này mới đây cho biết, lượng gạo dư thừa của nước này có thể tăng 22% lên mức 8,3 triệu tấn trong năm nay. Vị quan chức này cũng thúc giục cơ quan thu mua lương thực của Chính phủ Indonesia hủy các kế hoạch nhập khẩu gạo cho năm 2013. 

Giới thương nhân ở Việt Nam cho biết, nhu cầu của các khách hàng truyền thống vẫn duy trì đều đặn, nhưng các khách này đang có xu hướng mua từ những nguồn có giá hấp dẫn hơn. “Khách châu Phi hiện chủ yếu mua gạo từ Ấn Độ và Pakistan, trong khi khách Trung Quốc cũng mua với tốc độ chậm lại”, một thương nhân khác ở Việt Nam cho biết. Tuần qua, giá gạo thường của Ấn Độ dao động trong khoảng 385-450 USD/tấn, gần như không thay đổi so với tuần trước đó. Ấn Độ, nước sản xuất gạo lớn thứ nhì thế giới, tiếp tục duy trì chính sách xuất khẩu gạo không giới hạn sang nắm thứ ba liên tục để giảm lượng gạo tồn kho. Tính đến ngày 1/3, lượng gạo trong các kho chứa của Chính phủ nước này đã đạt mức 35,8 triệu tấn, so với mục tiêu ban đầu là 11,8 triệu tấn. Tại Thái Lan, các nhà xuất khẩu gạo cũng giảm giá chào hàng do đồng Baht đã xuống giá nhẹ. Đồng tiền của Thái đã tăng giá hơn 4% kể từ cuối năm ngoái tới nay. Giá gạo trắng loại 5% tấm của Thái Lan tuần qua giảm còn 545 USD/tấn, từ mức 565 USD/tấn trong tuần trước đó. “Giá tuy giảm nhưng vẫn rất khó thu hút khách mua”, một thương nhân ở Bangkok nói với Reuters. 

Giá gạo Thái Lan hiện vẫn cao hơn nhiều so với các nước khác do chương trình can thiệp của Chính phủ nước này thu mua lúa gạo từ nông dân với giá cao hơn giá thị trường. Chính sách này đã hỗ trợ cho những người nông dân nghèo, nhưng khiến khối lượng xuất khẩu gạo của Thái sụt giảm mạnh. Số liệu do VFA công bố ngày hôm nay (1/4) cho thấy, trong tháng 3, xuất khẩu gạo cả nước đạt mức 706.483 tấn, trị giá FOB 310,446 triệu USD, trị giá CIF 327,132 triệu USD. Trong quý 1, cả nước đã xuất khẩu 1,451 triệu tấn gạo, trị giá FOB 641,361 triệu USD, trị giá CIF 664,953 triệu USD. Tuần qua, giá lúa gạo tại ĐBSCL đồng loạt giảm 50 đồng/kg. Cụ thể, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.200 - 5.300 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.400 - 5.500 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.800 -6.900 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.650 - 6.750 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.900 - 8.000 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.550 - 7.650 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.250 - 7.350 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương. (Theo VnEconomy) 

đại lý gạo , vua gao , vựa gạo , gạo ngon , gạo sạch, gạo nguyên chất, phân phối sĩ lẻ , suất ăn công nghiệp , trường học , canteen , căn tin , gạo bình tân , gạo tân bình, gạo tân phú , gao binh tan , gạo tp hcm , gạo hcm , nhà máy lau bóng gạo

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Thành Khiêm – “Vua” bán gạo lẻ

Sau hơn 20 năm dấn thân vào nghề chế biến, kinh doanh gạo, Thành Khiêm đã trở thành nhà cung cấp gạo lẻ lớn nhất Kiên Giang và có tiếng ở miền Tây Nam bộ. 
 

Mơ ước có được những hạt gạo ngon, chất lượng đồng nhất, có nhãn hiệu hẳn hoi để cung cấp đến bữa ăn hàng ngày cho người tiêu dùng là ấp ủ lâu nay của Thành Khiêm, một nông dân ở ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Hoà, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Và sau hơn 20 năm dấn thân vào nghề chế biến, kinh doanh gạo, Thành Khiêm đã trở thành nhà cung cấp gạo lẻ lớn nhất Kiên Giang và có tiếng ở miền Tây Nam bộ.

Khởi nghiệp từ hai tấn gạo

Ngồi trong cửa hàng gạo nhìn ra chợ Rạch Sỏi (TP Rạch Giá), Thành Khiêm nhớ lại: “Năm lên lớp 7, sau giờ tan học, tôi thường cùng mẹ đến nhà máy xay xát mua gạo để bán lại cho thương lái, nhìn những hạt gạo trắng ngần, ấm nóng và nức mùi hương gạo mới, tôi thấy mê”. Vậy là tình yêu đối với hạt gạo và nghề hàng xáo đã nhen nhóm trong Thành Khiêm bắt đầu từ đó. Đời sống chật vật nên sau mỗi buổi đến lớp, Thành Khiêm theo mẹ làm nghề hàng xáo, đến cuối cấp 3, anh phải ngưng chuyện học hành và đi làm công cho một cửa hàng gạo ở TP Rạch Giá. Với 4 triệu đồng tiền công dành dụm được trong bốn năm ròng cùng với 3 triệu đồng mượn được từ người bạn, năm 1989, Thành Khiêm thuê một căn nhà lá ven bờ sông Rạch Sỏi để mở cửa hàng gạo.
“Nhìn người ta mua bán mỗi lần đôi ba trăm tấn, còn mình vốn liếng chỉ mua vỏn vẹn hai tấn gạo, vậy thì mua bán sao đây”, Thành Khiêm tự hỏi. Và anh đến những nhà máy xay xát thật xa để mua được gạo với giá rẻ, khi đem về, Khiêm không bán ngay mà sàn đãi thật sạch thóc, loại bỏ tấm, chỉ để lại hạt gạo nguyên, vậy là khách hàng chuộng ngay và bán được giá, nhờ vậy mà đồng vốn được quay nhanh. “Ngặt nỗi, nhiều cửa hàng gạo lớn cứ liên tục hạ giá làm tôi điêu đứng nhiều phen, nên tôi chọn loại gạo ngon, đến từng nhà khách hàng nấu giùm để cho ra cho nồi cơm ngon hơn, nhằm thuyết phục khách hàng bằng chính hạt gạo ngon của mình, đồng thời, tìm ra được “gu” ăn gạo của từng gia đình”, Thành Khiêm kể.
Nhìn Thành Khiêm chở từng bao gạo trên chiếc xe đạp cà tàng, bạn bè ai cũng cười vì làm ăn kiểu “lượm bạc cắc”, nhưng Khiêm không hề nản chí, ngược lại, niềm đam mê kinh doanh gạo lẻ luôn cuốn hút anh vào công việc từ sáng đến tối. Nhờ vậy, khách hàng đến với gạo Thành Khiêm ngày một nhiều hơn. Năm 2005, Thành Khiêm đăng ký nhãn hiệu và mở cửa hàng gạo đầu tiên tại chợ Rạch Sỏi, rồi cửa hàng gạo thứ hai, thứ ba… cứ tiếp nối nhau mọc lên tại các góc chợ ở TP Rạch Giá.
Điểm nổi bật ở mỗi cửa hàng gạo của Thành Khiêm là được trang hoàng cửa kính, gạo được đóng gói, bài trí bắt mắt, khách hàng đến mua dù là ký gạo rẻ hay đắt tiền, cũng đều được nhân viên niềm nở tiếp đón, tư vấn cặn kẽ về đặc tính của từng loại gạo và cách nấu nồi cơm ngon nhất. Nhân viên của Thành Khiêm còn chở từng ký gạo giao đến tận nhà khách hàng. Không chỉ với hệ thống 14 cửa hàng tại các địa bàn trọng điểm, Thành Khiêm còn có hơn 50 đại lý trải khắp địa bàn tỉnh Kiên Giang, lượng gạo bán ra đạt hơn 10.000 tấn/năm và là nhà cung cấp gạo lẻ lớn nhất ở miền Tây Nam bộ.

Đáp ứng đúng nhu cầu

Những giống lúa đặc sản, ngon cơm Thành Khiêm phải đặt mua ở Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp… thậm chí, đến tận nước bạn Campuchia mua. “Khó nhất là phải tính được thời gian lưu kho đến lúc chế biến, tiêu thụ, để hạt gạo khi nấu vẫn còn giữ được mùi thơm, hạt cơm xốp và mềm”, Thành Khiêm chia sẻ.
Để làm được điều này, Thành Khiêm đã đầu tư xây dựng hệ thống kho có sức chứa hàng chục ngàn tấn nằm cạnh các vùng lúa trọng điểm và chợ đầu mối mua bán lúa gạo ở miền Tây Nam bộ. Tại đây, Thành Khiêm còn thuê những nhà máy chế biến gạo hiện đại để xay xát, lau bóng nhằm cho ra hạt gạo có chất lượng cao. “Ở nông thôn, thường sử dụng hạt gạo được xay chà bằng những nhà máy có công suất nhỏ, với công nghệ lạc hậu, nên khó cho hạt gạo nguyên, trắng, đẹp; trong khi gạo Thành Khiêm được tuyển lựa và chế biến công phu, vì vậy, mà gạo Thành Khiêm thâm nhập ở vùng nông thôn dễ dàng”, Thành Khiêm cho biết.
Nhiều vùng trước đây là vựa lúa của tỉnh Kiên Giang, nay cuối vụ thu hoạch, nông dân không còn trữ lúa để xay chà, mà quay sang mua gạo của Thành Khiêm. Ông Ngô Như Hải, nông dân xã Tây Yên, huyện An Biên, cho biết: “Hạt gạo nguyên, đẹp, chất lượng ổn định, giá mềm chính là điều làm người dân nơi đây chọn gạo Thành Khiêm thay vì phải trữ lúa xay ăn như trước”.
Do bắt đúng nhu cầu thị trường, nên cửa hàng gạo Thành Khiêm mở ra đến đâu, khách hàng ủng hộ đến đó. Thành Khiêm kể, ngày khai trương cửa hàng gạo tại Phú Quốc, có người tuyên bố: “Ba tháng nữa, hãy nhìn Thành Khiêm cuốn bảng hiệu đem về đất liền”, nay sau gần hai năm đi vào hoạt động, chẳng những doanh số bán ra tại cửa hàng này luôn tăng, mà mới đây, cửa hàng gạo thứ hai tại Phú Quốc cũng vừa được khai trương, đều đặn mỗi tuần hai chuyến, gạo Thành Khiêm cứ theo tàu để đến với người tiêu dùng ở huyện đảo Phú Quốc.
Thành Khiêm cho rằng, hạt lúa từ đồng ruộng đến khi trở thành hạt gạo trong bữa ăn của mỗi gia đình phải trải qua nhiều công đoạn, với nhiều chi phí phát sinh, việc giao nhận tận nhà và thu hồi nợ lẻ mẻ ở từng khách hàng vừa khó, vừa tốn công, nên ít doanh nghiệp tham gia. Đây cũng là khoảng trống mênh mông trên thị trường, nhưng để khai thác khoảng trống này, phải có kế hoạch thu mua nguyên liệu, bảo quản, chế biến, cung ứng đúng thời gian, hiểu được tâm lý của từng khách hàng. “Từng loại gạo với các đặc tính xốp, mềm, dẻo, thơm…đều được Thành Khiêm đối chiếu với “gu” của từng nhóm khách hàng để lên kế hoạch cung ứng phù hợp, vì vậy mà chất lượng nồi cơm của khách hàng không thay đổi”, Thành Khiêm cho biết.
Do chất lượng không thay đổi và giá cả phù hợp, gạo của Thành Khiêm vẫn là ưu tiên lựa chọn của người tiêu dùng ở Kiên Giang, đặc biệt là ở TP Rạch Giá, gạo Thành Khiêm chiếm hơn 70% thị phần ở các quán ăn, nhà hàng, các đội tàu đánh bắt xa bờ và các bếp ăn tập thể. Thành Khiêm nói: “Kinh doanh phải có trước, có sau với khách hàng”. Tuy Thành Khiêm không giải thích “trước và sau”, nhưng chúng tôi hiểu trong triết lý kinh doanh của anh, chính là ân nghĩa, là tầm nhìn dài hơi cho hạt gạo miền Tây Nam bộ.

Hướng đến chuyên nghiệp

Tuy bận rộn với công việc từ 6 giờ sáng đến tận nửa đêm, nhưng điều làm Thành Khiêm cảm thấy hạnh phúc là, người thân của mình có công ăn việc làm ổn định và họ luôn sẵn sàng gánh vác, chia sẻ công việc. Thành Khiêm cho biết hiện tại, cả thảy tám anh em trong gia đình đều là những cộng sự tâm huyết, được Khiêm bố trí mỗi người mỗi việc từ quản lý sổ sách, tiếp xúc khách hàng, đến vận chuyển, thu mua… nhờ vậy, đã giúp mọi công việc làm ăn mua bán của Thành Khiêm đạt được hiệu quả.
Ngoài ra, điều mà Thành Khiêm cảm thấy hạnh phúc nữa là đội ngũ 50 nhân viên xông xáo đều được huấn luyện kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, họ là những người hàng xóm, những người xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh kém may mắn được Thành Khiêm bố trí việc làm phù hợp. Theo Thành Khiêm, chính đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, họ thuộc lòng từng số nhà trong từng khu phố, hiểu được tâm lý của từng khách hàng, đã giúp cho gạo Thành Khiêm đến được với bữa ăn của người tiêu dùng ngày một nhiều hơn.
Chính những cộng sự đắc lực này đã giúp cho Thành Khiêm có niền tin vững chắc vào khả năng cung ứng gạo lẻ chuyên nghiệp và thị trường đang ngày một mở rộng, đó còn là tài sản quý mà Thành Khiêm đã chắt chiu, gầy dựng trong gần 20 năm qua. Thành Khiêm đang bắt tay với hợp tác xã 41, xã Phi Thông, TP Rạch Giá bằng cách cung ứng giống lúa, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân canh tác 100ha mỗi mùa; và Thành Khiêm sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm được canh tác theo đúng quy trình với giá cao hơn giá bên ngoài thị trường, Theo Thành Khiêm, đó là sự chuẩn bị cho một hướng đi bền vững của nghề cung ứng gạo lẻ chuyên nghiệp, mà thị trường nội địa vẫn còn khoảng trống phía trước.

đại lý gạo , vua gao , vựa gạo , gạo ngon , gạo sạch, gạo nguyên chất, phân phối sĩ lẻ , suất ăn công nghiệp , trường học , canteen , căn tin , gạo bình tân , gạo tân bình, gạo tân phú , gao binh tan , gạo tp hcm , gạo hcm , nhà máy lau bóng gạo

Nông dân canh cánh nỗi lo khi phải trữ lúa tại nhà

Nông dân canh cánh nỗi lo khi phải trữ lúa tại nhà Quyết định mua gạo dự trữ gây ra tình trạng một số doanh nghiệp thu mua gạo của doanh nghiệp nhỏ đưa về doanh nghiệp lớn, trong khi lúa thu hoạch xong lại bán chậm với giá thấp. Chương trình thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa) do Chính phủ đề ra đã hoàn tất, đồng nghĩa với việc giải quyết được 1/5 sản lượnglúa thu hoạch trong vụ Đông Xuân, giúp người dân xoay vòng vốn cho tái sản xuấtvà thu lợi nhuận. Tuy nhiên, 4/5 sản lượng lúa còn lại (hơn 8 triệu tấn lúa)người dân sẽ xoay sở ra sao khi vụ Xuân Hè sắp đến mà lúa vẫn còn nhiều. Chínhvì vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần tăng thêm phương án dự trữ lúa. 

Trữ lúa tại nhà có an toàn? Dọc con đường Dương Văn Vương, nối liền huyện Tân Thạnh, Long An với huyện CaiLậy, Tiền Giang, rất nhiều nông dân phải trữ lúa tại nhà, và không có biện phápkỹ thuật bảo quản lúa an toàn. Anh Nguyễn Văn Đẩu, ấp Kênh Chà, xã Nhơn Hòa, huyện Tân Thạnh, Long An cho biếtvụ lúa Đông Xuân 2012-2013 anh gieo cấy giống IR50404 trên diện tích 12ha, năngsuất đạt 8 tấn lúa tươi/ha. Tuy nhiên, hầu hết các cò lúa đều đến hỏi mua vớigiá quá thấp, chỉ khoảng 5.000 đồng/kg lúa khô nên anh Đẩu không bán mà chờ giácao. Đó là trường hợp hộ nông dân có vốn để dành xoay vòng cho vụ sau. Còn những hộít vốn như ông Thái Văn Đạt, ấp Gò Noi, xã Nhơn Hòa, cũng trữ lúa tại nhà nhưbao nông dân khác, nhưng nỗi lo cứ canh cánh trong lòng khi vụ lúa mới sắp đếnmà lúa cũ chưa bán được. 

Vấn đề này, ông Lê Minh Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôntỉnh Long An cho biết trong vụ Đông Xuân 2012-2013, tỉnh Long An xuống giống220.000ha, sản lượng đạt 1,5 triệu tấn lúa. Trong khi đó, tỉnh chỉ được giao chỉtiêu dự trữ là 88.000 tấn gạo (tương đương với 150.000 tấn lúa), chiếm 1/10 sảnlượng của tỉnh. Như vậy, với lượng lúa còn lại, nông dân chưa biết sẽ lưu thôngra sao. Tương tự, nhiều nông dân ở tỉnh Đồng Tháp cũng lâm vào cảnh không thể bán lúa,đành phải trữ tại nhà. Theo lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp, trong vụ Đông Xuân 2012-2013, toàntỉnh chỉ được phân bổ chỉ tiêu tạm trữ 58.000 tấn lúa, ít hơn vụ Đông Xuân2011-2012 là 25.000 tấn, trong khi Đồng Tháp là tỉnh trọng điểm về cây lúa. Nhưvậy, chỉ tiêu này chưa tương xứng với sản lượng lúa hàng hóa của tỉnh. Số lúa chưa lưu thông được đã gây thiệt thòi cho nông dân. 

Hướng tới mô hình cánh đồng lớn và tạm trữ tại các hợp tác xã Trên thực tế, chương trình thu mua tạm trữ gạo đúng đắn và hợp lòng dân nhưngtrong những năm qua, việc thực hiện chương trình này vẫn còn một số hạn chế, làmcho nông dân chưa được lợi. Nguyên nhân là vì Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đưa ra thời gian thu mua chậm so vớitiến độ thu hoạch lúa của nông dân. Ông Lê Minh Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh LongAn cho biết khi nông dân thu hoạch thì không có người thu mua lúa, và khi cóngười thu mua thì ngoài đồng lúa thu hoạch gần xong. Bên cạnh đó, quyết định mua gạo dự trữ gây ra tình trạng một số doanh nghiệp thu mua gạo của doanh nghiệp nhỏ đưa về doanh nghiệp lớn, trong khi lúa thu hoạch xong lại bán chậm với giá thấp. Có thể thấy rằng doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất 0% vốn vay để thu mua tạmtrữ, nhưng vì quy định chưa chặt chẽ nên đối tượng hưởng lợi nhiều nhất vẫn làdoanh nghiệp, còn nông dân lại hưởng lợi ít, thậm chí gặp nhiều khó khăn trongkhâu tiêu thụ vì giá thấp. 

Ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang đề nghị có thêmnhiều hình thức tạm trữ lúa gạo khác hơn so với 1 hình thức hiện nay là giao chodoanh nghiệp thu mua trực tiếp. Cụ thể là, theo ông Năng, nên để cho các doanhnghiệp có mô hình cánh đồng mẫu lớn thực hiện thu mua tạm trữ, còn chương trìnhhỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp thực hiện mô hình này. Nếu thực hiện được như vậy,thì mục tiêu hỗ trợ để người nông dân có lợi sẽ khả thi và hiệu quả hơn. Mặt khác, ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho rằngviệc mua tạm trữ chỉ là giải pháp ngắn hạn, giải quyết ban đầu lượng sản lúa lúaĐông Xuân của khu vực, nhưng chỉ tạm trữ 1 triệu tấn gạo, tương đương 2 triệutấn lúa, thì số lúa còn lại vẫn chưa được giải quyết an toàn và triệt để. 

Chínhvì vậy, cần một giải pháp lâu dài là sự gắn kết hài hòa giữa Hiệp hội Lương thựcViệt Nam (VFA) và chính quyền địa phương. Ngoài đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư mô hình cánh đồng lớn, ông Lê Minh Đức,Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Long An còn đề nghị chínhsách hỗ trợ cho những tổ hợp tác, hợp tác xã có những điều kiện thu mua dự trữlúa gạo. Khi được hỗ trợ nguồn vốn, các hợp tác xã, tổ hợp tác sẽ tiến hành thumua lúa của nông dân ngay thời điểm bắt đầu thu hoạch. Ông Huỳnh Văn Thòn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang chorằng Nhà nước không cần hỗ trợ lãi suất 0% để các doanh nghiệp mua gạo tạm trữnhư hiện nay. Khi tham gia xuất khẩu gạo, từng doanh nghiệp đã phải tự chủ nguồnnguyên liệu cho chính mình, và cần có trách nhiệm với nông dân, nói cách khác,là có trách nhiệm với chính sản phẩm mà mình đầu tư. Vì thế, việc hỗ trợ tạm trữ kéo dài sẽ làm cho một số doanh nghiệp ỷ lại, trôngchờ vào Nhà nước khi cần nguyên liệu xuất khẩu. Thay vì hỗ trợ lãi suất chodoanh nghiệp mua gạo tạm trữ, Nhà nước nên hỗ trợ trực tiếp cho nông dân thôngqua những mô hình khác. Đã đến lúc tạm trữ là việc làm tất yếu của doanhnghiệp./. (Theo VietnamPlus) 

đại lý gạo , vua gao , vựa gạo , gạo ngon , gạo sạch, gạo nguyên chất, phân phối sĩ lẻ , suất ăn công nghiệp , trường học , canteen , căn tin , gạo bình tân , gạo tân bình, gạo tân phú , gao binh tan , gạo tp hcm , gạo hcm , nhà máy lau bóng gạo

Xuất khẩu gạo những tháng tới sẽ ảm đạm

Xuất khẩu gạo những tháng tới sẽ ảm đạm Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo có thể không mang lại lợi nhuận tốt trong năm nay do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ Thái Lan và Ấn Độ. Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu khoảng 3,5 triệu tấn gạo vào cuối tháng này, tăng 20% ​​so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, mức giá vẫn thấp kỷ lục. So với 503 USD/tấn hồi quý đầu năm 2012, giá xuất khẩu bình quân từ tháng 1 đến 21-3-2013 thấp hơn gần 10%. Việc giảm giá xuất khẩu là do nguồn cung ở Ấn Độ và Thái Lan tăng và điều này khiến cho Việt Nam khó tăng giá xuất khẩu. Do đó, VFA khuyến cáo các doanh nghiệp trong nước nên hạn chế xin thêm giấy phép xuất khẩu gạo mới trong năm nay vì nhu cầu quá thấp. Trong tuần, VFA thông báo hủy bỏ giá sàn xuất khẩu gạo 5% tấm, giúp các nhà xuất khẩu đẩy nhanh doanh số bán hàng trước dự kiến ​​làn sóng gạo Thái Lan sẽ tràn ngập thị trường quốc tế. (Theo PhapluatTP.HCM) Đề nghị xem xét lại chính sách tạm trữ lúa Đề xuất trên được đưa ra tại Hội nghị Sơ kết sản xuất lúa vụ đông xuân 2012- 2013, triển khai kế hoạch sản xuất lúa vụ hè thu, thu đông và mùa 2013 ở Nam Bộ do Bộ NNPTNT tổ chức tại Cần Thơ. Đạt trên 82% chỉ tiêu thu mua Báo cáo kết quả tại hội nghị sơ kết cho thấy, kết quả thu mua tạm trữ lúa gạo đến hết ngày 13.3 đạt 827.222 tấn quy gạo, đạt 82,72% chỉ tiêu thu mua. Theo nhiều đại biểu, mặc dù giá lúa gạo thời gian gần đây có nhích lên so với đầu vụ, nhưng vẫn có nhiều bất cập trong chính sách tạm trữ. Tại hội nghị vấn đề “nóng” được nhiều đại biểu cùng nhau phân tích, mổ xẻ về tính bất hợp lý giữa giá lúa chất lượng thấp với giá lúa chất lượng cao chênh lệch chẳng bao nhiêu. Ông Trần Quang Củi – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang cho rằng: “Một thực tế hiện nay, người nông dân trồng lúa chất lượng cao rất phàn nàn về việc Nhà nước khuyến khích họ chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng lúa chất lượng cao nhưng đầu ra lại gặp rất nhiều khó khăn, giá cả thì bấp bênh”. Ông Đoàn Ngọc Phả - Phó Giám đốc Sở NNPTNT An Giang cũng cho biết: “Giá lúa chất lượng cao hiện nay chỉ dao động khoảng 6.100 – 6.200 đồng/kg (so với cùng thời điểm năm rồi sụt giảm từ 700 – 900 đồng/kg). Trong khi Bộ NNPTNT khuyến cáo chọn giống lúa jasmine để gieo sạ, vấn đề đầu ra lại không được sự hưởng ứng nhiều của doanh nghiệp. Kiến nghị trong đề án xây dựng sản phẩm quốc gia, các loại gạo đặc sản cần phải có sự liên kết với doanh nghiệp”. Ngoài tác động của thị trường, khó khăn nhất hiện nay là cung cách làm ăn manh mún, nhỏ lẻ của các doanh nghiệp. Chưa chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu hạt gạo, xây dựng các vùng nguyên liệu, kế hoạch xuất khẩu lâu dài, dẫn đến khó tìm được đầu ra ổn định. Một vụ mùa đầy khó khăn TS Hồ Văn Chiến – Cục Bảo vệ thực vật dự báo: “Vụ lúa hè thu 2013 sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đến thời điểm tháng 3 đã có hàng ngàn ha lúa xuân hè 2013 ở các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu bị ảnh hưởng bởi khô hạn, thiếu nước hoặc do nước mặn xâm nhập”. Tại hội nghị, nhiều đại biểu kiến nghị rằng: Thời gian tới, đề nghị Chính phủ xem xét chính sách tạm trữ trong dân theo cánh đồng mẫu lớn. Giữa doanh nghiệp và nông dân liên kết tạm trữ với nhau mới giữ vững được giá. Cố gắng mở khả năng tạm trữ trong dân theo cánh đồng mẫu lớn, hợp tác xã… để điều hòa cung- cầu, giữ ổn định giá. Bên cạnh đó, Bộ NNPTNT nên có chính sách hỗ trợ cánh đồng mẫu lớn để mở rộng phát triển. (Theo Dân việt) Đề nghị Chính phủ chấn chỉnh công tác xuất khẩu gạo Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương): Đến 21.3, kế hoạch thu mua gạo tạm trữ đã đạt được 932.000 tấn (đạt 93% kế hoạch). Tuy nhiên toàn bộ vấn đề liên quan đến thu mua gạo tạm trữ này là một vấn lớn. Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thu mua lúa gạo, đến 23.2, Bộ Công thương đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho 99 DN đầu mối và ngoài ra hiện còn 36 DN đang trong giai đoạn chờ xin cấp phép. Hiện Bộ Công thương đang trong quá trình xem xét và đợi xin ý kiến thêm. Bộ Công thương cho rằng việc khống chế số lượng DN nhằm mục đích điều chỉnh, định hướng hoạt động đầu tư, kinh doanh của các thương nhân. Quan điểm của Bộ Công thương là làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các thương nhân thông qua một số điều kiện gián tiếp, hơn là việc ấn định một con số tuyệt đối. Từ đó sẽ quy hoạch được địa bàn hoạt động, kho chứa, các điều kiện về xay xát. DN nào đáp ứng thì cho phép. Hiện Bộ Công Thương đã có kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ để chấn chỉnh công tác xuất khẩu gạo, đáp ứng được các kỳ vọng của thương nhân. (Theo InfoTV) 


đại lý gạo , vua gao , vựa gạo , gạo ngon , gạo sạch, gạo nguyên chất, phân phối sĩ lẻ , suất ăn công nghiệp , trường học , canteen , căn tin , gạo bình tân , gạo tân bình, gạo tân phú , gao binh tan , gạo tp hcm , gạo hcm , nhà máy lau bóng gạo

Tăng giá gạo nữa sẽ khó bán

BẢN TIN NGÀY THỨ BA 09.4.2013 Tăng giá gạo nữa sẽ khó bán Năm nay thu nhập của người nông dân có thể thấp hơn so với năm 2012 do diễn biến giá cả thấp chung chứ không phải do các DN tác động làm giảm giá lúa gạo trong nước. Xoay quanh vấn đề xuất khẩu gạo hiện nay, PV đã có cuộc trao đổi với ông Trương Thanh Phong, chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). 

---Thưa ông, chủ trương thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo cho nông dân đã được các DN triển khai như thế nào? 
Đến nay, chúng ta đã hoàn thành chỉ tiêu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo. Cũng có DN đề nghị tăng thêm số lượng gạo mua tạm trữ, nhưng tôi nghĩ là không cần thiết. Bởi vì, hiện giá lúa gạo đã rất tốt cho bà con nông dân, trong khi kế hoạch mua vào để phục vụ các hợp đồng xuất khẩu của các DN đã cơ bản đảm bảo. Hiện nay, hợp đồng chúng ta đã ký là 3,5 triệu tấn gạo, giao được 1,1 triệu tấn. 

Theo tính toán của tôi, từ tháng 4/2013, số lượng gạo xuất khẩu sẽ tăng tốc cao hơn nữa để đáp ứng số gạo theo hợp đồng xuất khẩu đã ký. Cũng khi đó, thị trường châu Phi sẽ có cơ hội tiếp cận tốt, vì giá gạo xuất khẩu Việt Nam hiện thấp hơn giá Ấn độ, Pakistan khoảng 30 USD/tấn, nên khả năng bán được là cao. Nhưng nếu chúng ta tăng giá lên cao hơn của Ấn Độ, Pakistan cũng sẽ không bán được vì lượng gạo của họ quá nhiều sẽ nhanh chóng chiếm thị trường của gạo Việt Nam. Cho nên, tiêu thụ gạo vụ đông xuân không còn đáng lo mà chỉ lo cho vụ hè thu tới. 

---Lý do nào khiến tiêu thụ lúa gạo vụ hè thu còn đáng lo ngại, thưa ông? 
Hiện nay, nguồn cung gạo trên thế giới rất lớn. Ấn Độ chỉ cần dự trữ 14 - 15 triệu tấn gạo là đảm bảo an ninh lương thực, nhưng tồn kho của quốc gia này hiện nay đã lên tới 35 triệu tấn. Thái Lan đang dự trữ 14 triệu tấn gạo trong kho, vụ này dự kiến thu hoạch khoảng 12 triệu tấn lúa tương đương 7 triệu tấn gạo, thì tổng lượng gạo họ có lên tới 21 triệu tấn. Trong khi đó, Thái Lan vẫn áp dụng chính sách tiếp tục mua hết của nông dân, mà để mua tiếp được thì Thái Lan phải bán gạo ra. Trước tình hình như vậy, chúng tôi dự báo trong 6 tháng đầu năm nay, giá gạo trên thế giới không thể tăng và do đó giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ không tăng. Với tình hình đó, nếu Thái Lan không bán ra thì gạo Việt Nam còn có “cửa” tiêu thụ. Do đó, tôi nhận định năm nay thu nhập của người nông dân có thể thấp hơn so với năm 2012. Đó là do diễn biến giá cả thấp chung chứ không phải do các DN tác động làm giảm giá lúa gạo trong nước. Về phía các DN, việc thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo cũng không phải đơn giản. Như năm 2012, nhiều DN mua vào nhưng sau đó gạo rớt giá khiến không ít DN gặp khó khăn. 

---Nói về giá gạo xuất khẩu, cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam có quá nhiều DN đầu mối, tạo môi trường cạnh tranh về giá xuất khẩu không cần thiết? 
Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống nhất chủ trương tiếp tục xem xét các trường hợp DN đã đầu tư cơ sở vật chất lớn, đã nộp hồ sơ đăng ký làm đầu mối xuất khẩu gạo. Theo quan điểm của tôi với các DN đã vay tiền, đã đầu tư cơ sở vật chất lớn quá cũng nên xem xét, xử lý yêu cầu của họ. Như năm 2012, chúng ta có 144 DN xuất khẩu gạo, trong đó có 71 DN đã xuất khẩu chiếm 96% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, tôi khuyến cáo các DN không nên đầu tư thêm kho tàng vì hiện đã đủ đáp ứng 4,6 triệu tấn. (Theo Thời báo ngân hàng) 

gaongon, gaosach, suat an cong nghiep, can tin , gạo ngon, gạo sạch, gạo nguyên chất, phân phối sĩ lẻ, suất ăn công nghiệp, trường học, canteen, căn tin 

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Trồng lúa theo hợp đồng

02/04/2013 05:23 (GMT + 7)
TT - Trong khi nông dân trồng lúa ở các tỉnh ĐBSCL đang điêu đứng vì giá lúa quá thấp thì hàng chục ngàn hộ dân ở tỉnh Đồng Tháp lại phấn khởi gieo sạ vụ hè thu. Nguyên nhân do vụ đông xuân họ thu lãi cao và biết chắc vụ tới sẽ bán hết lúa cho doanh nghiệp (DN).
Hiện đã có 22.000ha, chiếm hơn 10% diện tích lúa của tỉnh Đồng Tháp được DN ký hợp đồng tiêu thụ với giá cao. Diện tích được tiêu thụ đang tiếp tục tăng vì DN yên tâm liên kết với nông dân, không sợ “bẻ kèo” bởi đã có chính quyền làm “trọng tài”.
Không sợ lúa tồn đọng
Những ngày cuối tháng 3- 2013, bất chấp giá lúa đông xuân ở mức thấp, nông dân tỉnh Đồng Tháp vẫn hớn hở xuống giống vụ hè thu. “Vụ vừa rồi bán được giá cao nên có lãi chút đỉnh. Vụ tới cũng đã được DN ký hợp đồng bao tiêu với giá cao nên nông dân chúng tôi yên tâm gieo sạ, không lo sau khi thu hoạch chất đầy đồng chờ thương lái nữa”, một nông dân ở huyện Tam Nông tâm sự.
Ông Dương Văn Bờ, ấp K9, xã Phú Đức, huyện Tam Nông, cho biết vụ đông xuân 2013 là vụ thứ ba ông được DN ký hợp đồng bao tiêu. Vụ đông xuân vừa rồi 6ha lúa của ông thu hoạch được khoảng 42 tấn, nhờ được DN mua cao hơn bên ngoài 200đồng/kg nên gia đình ông có thêm thu nhập hơn 8 triệu đồng, một số tiền không nhỏ đối với nông dân trồng lúa.
Tại kho của những DN có hợp đồng bao tiêu với nông dân hiện chất đầy lúa, gạo. Theo ông Đoàn Văn Hiền, giám đốc Công ty TNHH Võ Thị Thu Hà ở thị xã Sa Đéc, ký hợp đồng bao tiêu với nông dân nên chỉ trong vòng chưa đầy 15 ngày DN của ông đã có trong tay 7.706 tấn lúa hàng hóa được nhận về từ 1.360ha trong mô hình liên kết với nông dân.
Ông Đỗ Trung Trực, giám đốc Công ty TNHH MTV lương thực Tân Hồng thuộc Công ty CP BVTV An Giang, cho biết đây là năm thứ hai công ty ông triển khai bao tiêu lúa với nông dân tỉnh Đồng Tháp. Kế hoạch thu mua của công ty trong vụ đông xuân 2013 khoảng 27.000 tấn lúa và đã mua đủ chỉ trong thời gian ngắn. “Nếu không có hợp đồng trước thì khó lòng chúng tôi mua được nhanh như vậy. Năm 2014 chúng tôi sẽ tăng diện tích bao tiêu lên 5.000ha, sản lượng dự tính 35.000 tấn/vụ” - ông Trực nói.
Có chính quyền làm “trọng tài”
Giải thích lý do tại tỉnh Đồng Tháp có nhiều DN ký hợp đồng bao tiêu lúa với nông dân, ông Lê Minh Hoan, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết trước đây trên địa bàn tỉnh cũng đã thực hiện nhiều mô hình bao tiêu tương tự như hiện nay. Thời gian đầu tuy có chút hiệu quả nhưng về sau lại thất bại, nguyên nhân chính là do cả DN và nông dân thường “phá hợp đồng”mỗi khi có biến động về giá. Trong trường hợp này chính quyền địa phương gần như không can thiệp.
Ông Võ Văn Đào, chủ nhiệm HTX Tân Tiến (huyện Tam Nông), nói trước đây HTX cũng từng ký hợp đồng bao tiêu với một DN lớn trong tỉnh, nhưng khi giá lúa tăng thì xã viên lẻn đi bán bên ngoài, còn khi giá giảm DN “lặn” mất. Lãnh đạo HTX biết hết chuyện đó nhưng chẳng biết kêu ai. Từ ngày có chính quyền địa phương làm “trọng tài” thì chuyện “phá hợp đồng” không còn xảy ra. Đến nay đã là vụ thứ tư DN ký hợp đồng tiêu thụ rất thành công. Vụ đông xuân vừa qua giá lúa xuống thấp nhưng DN vẫn thực hiện cam kết mua hết lúa của xã viên.
Cũng theo ông Lê Minh Hoan, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có hai văn bản chỉ đạo chuyên biệt chỉ đạo chính quyền địa phương làm “trọng tài” để đảm bảo hiệu quả của mô hình liên kết giữa DN và nông dân. Mới đây, UBND tỉnh cũng đã thành lập ban điều hành dự án tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh. Theo đó, ban này có nhiệm vụ theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng, đứng ra hòa giải, đề xuất xử lý các vi phạm hợp đồng (nếu có). Việc làm này càng khiến DN tin tưởng và triển khai ký hợp đồng bao tiêu lúa của nông dân ngày càng nhiều.

Đề xuất thành lập ngân hàng lúa gạo
Ông Lê Vĩnh Tân, bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, cho biết tỉnh đang có kế hoạch thành lập thí điểm ngân hàng lúa gạo đặt tại tỉnh Đồng Tháp. Theo đó, khi có hợp đồng tiêu thụ, đến mùa thu hoạch nông dân giao lúa của mình cho DN mà không cần bán ngay (nếu thấy giá thấp).
DN ra phiếu thu và nông dân có thể cầm phiếu thu đó thế chấp vay tiền ngân hàng. Khi nào thấy giá lúa thuận lợi, nông dân đặt lệnh bán thì DN có trách nhiệm trả tiền cho nông dân qua ngân hàng. Lúc đó ngân hàng sẽ trả lại tiền cho người dân theo phiếu thu đã giữ.
Phần DN, sau khi nhận lúa của nông dân thì được toàn quyền tạm trữ hay bán đi mà không cần đợi ý kiến của nông dân.

gaongon, gaosach, suat an cong nghiep, can tin , gạo ngon, gạo sạch, gạo nguyên chất, phân phối sĩ lẻ, suất ăn công nghiệp, trường học, canteen, căn tin