Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Xuất khẩu gạo những tháng tới sẽ ảm đạm

Xuất khẩu gạo những tháng tới sẽ ảm đạm Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo có thể không mang lại lợi nhuận tốt trong năm nay do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ Thái Lan và Ấn Độ. Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu khoảng 3,5 triệu tấn gạo vào cuối tháng này, tăng 20% ​​so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, mức giá vẫn thấp kỷ lục. So với 503 USD/tấn hồi quý đầu năm 2012, giá xuất khẩu bình quân từ tháng 1 đến 21-3-2013 thấp hơn gần 10%. Việc giảm giá xuất khẩu là do nguồn cung ở Ấn Độ và Thái Lan tăng và điều này khiến cho Việt Nam khó tăng giá xuất khẩu. Do đó, VFA khuyến cáo các doanh nghiệp trong nước nên hạn chế xin thêm giấy phép xuất khẩu gạo mới trong năm nay vì nhu cầu quá thấp. Trong tuần, VFA thông báo hủy bỏ giá sàn xuất khẩu gạo 5% tấm, giúp các nhà xuất khẩu đẩy nhanh doanh số bán hàng trước dự kiến ​​làn sóng gạo Thái Lan sẽ tràn ngập thị trường quốc tế. (Theo PhapluatTP.HCM) Đề nghị xem xét lại chính sách tạm trữ lúa Đề xuất trên được đưa ra tại Hội nghị Sơ kết sản xuất lúa vụ đông xuân 2012- 2013, triển khai kế hoạch sản xuất lúa vụ hè thu, thu đông và mùa 2013 ở Nam Bộ do Bộ NNPTNT tổ chức tại Cần Thơ. Đạt trên 82% chỉ tiêu thu mua Báo cáo kết quả tại hội nghị sơ kết cho thấy, kết quả thu mua tạm trữ lúa gạo đến hết ngày 13.3 đạt 827.222 tấn quy gạo, đạt 82,72% chỉ tiêu thu mua. Theo nhiều đại biểu, mặc dù giá lúa gạo thời gian gần đây có nhích lên so với đầu vụ, nhưng vẫn có nhiều bất cập trong chính sách tạm trữ. Tại hội nghị vấn đề “nóng” được nhiều đại biểu cùng nhau phân tích, mổ xẻ về tính bất hợp lý giữa giá lúa chất lượng thấp với giá lúa chất lượng cao chênh lệch chẳng bao nhiêu. Ông Trần Quang Củi – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang cho rằng: “Một thực tế hiện nay, người nông dân trồng lúa chất lượng cao rất phàn nàn về việc Nhà nước khuyến khích họ chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng lúa chất lượng cao nhưng đầu ra lại gặp rất nhiều khó khăn, giá cả thì bấp bênh”. Ông Đoàn Ngọc Phả - Phó Giám đốc Sở NNPTNT An Giang cũng cho biết: “Giá lúa chất lượng cao hiện nay chỉ dao động khoảng 6.100 – 6.200 đồng/kg (so với cùng thời điểm năm rồi sụt giảm từ 700 – 900 đồng/kg). Trong khi Bộ NNPTNT khuyến cáo chọn giống lúa jasmine để gieo sạ, vấn đề đầu ra lại không được sự hưởng ứng nhiều của doanh nghiệp. Kiến nghị trong đề án xây dựng sản phẩm quốc gia, các loại gạo đặc sản cần phải có sự liên kết với doanh nghiệp”. Ngoài tác động của thị trường, khó khăn nhất hiện nay là cung cách làm ăn manh mún, nhỏ lẻ của các doanh nghiệp. Chưa chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu hạt gạo, xây dựng các vùng nguyên liệu, kế hoạch xuất khẩu lâu dài, dẫn đến khó tìm được đầu ra ổn định. Một vụ mùa đầy khó khăn TS Hồ Văn Chiến – Cục Bảo vệ thực vật dự báo: “Vụ lúa hè thu 2013 sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đến thời điểm tháng 3 đã có hàng ngàn ha lúa xuân hè 2013 ở các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu bị ảnh hưởng bởi khô hạn, thiếu nước hoặc do nước mặn xâm nhập”. Tại hội nghị, nhiều đại biểu kiến nghị rằng: Thời gian tới, đề nghị Chính phủ xem xét chính sách tạm trữ trong dân theo cánh đồng mẫu lớn. Giữa doanh nghiệp và nông dân liên kết tạm trữ với nhau mới giữ vững được giá. Cố gắng mở khả năng tạm trữ trong dân theo cánh đồng mẫu lớn, hợp tác xã… để điều hòa cung- cầu, giữ ổn định giá. Bên cạnh đó, Bộ NNPTNT nên có chính sách hỗ trợ cánh đồng mẫu lớn để mở rộng phát triển. (Theo Dân việt) Đề nghị Chính phủ chấn chỉnh công tác xuất khẩu gạo Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương): Đến 21.3, kế hoạch thu mua gạo tạm trữ đã đạt được 932.000 tấn (đạt 93% kế hoạch). Tuy nhiên toàn bộ vấn đề liên quan đến thu mua gạo tạm trữ này là một vấn lớn. Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thu mua lúa gạo, đến 23.2, Bộ Công thương đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho 99 DN đầu mối và ngoài ra hiện còn 36 DN đang trong giai đoạn chờ xin cấp phép. Hiện Bộ Công thương đang trong quá trình xem xét và đợi xin ý kiến thêm. Bộ Công thương cho rằng việc khống chế số lượng DN nhằm mục đích điều chỉnh, định hướng hoạt động đầu tư, kinh doanh của các thương nhân. Quan điểm của Bộ Công thương là làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các thương nhân thông qua một số điều kiện gián tiếp, hơn là việc ấn định một con số tuyệt đối. Từ đó sẽ quy hoạch được địa bàn hoạt động, kho chứa, các điều kiện về xay xát. DN nào đáp ứng thì cho phép. Hiện Bộ Công Thương đã có kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ để chấn chỉnh công tác xuất khẩu gạo, đáp ứng được các kỳ vọng của thương nhân. (Theo InfoTV) 


đại lý gạo , vua gao , vựa gạo , gạo ngon , gạo sạch, gạo nguyên chất, phân phối sĩ lẻ , suất ăn công nghiệp , trường học , canteen , căn tin , gạo bình tân , gạo tân bình, gạo tân phú , gao binh tan , gạo tp hcm , gạo hcm , nhà máy lau bóng gạo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét